Ngành kế toán

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:

    Chương trình khung trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp được thiết kế để đào tạo kế toán viên trình độ trung cấp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe, có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm việc làm, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính, kế toán và những kiến thức chuyên ngành. Đồng thời, người học còn được trang bị những kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, giáo dục quốc phòng – an ninh.
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp và có khả năng đảm nhận các công việc kế toán ở vị trí kế toán viên, tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc các thành phần kinh tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Kiến thức:

–    Hiểu và trình bày được những kiến thức chung về tin học, ngoại ngữ, pháp luật; về giao tiếp, ứng xử; về rèn luyện thể chất và công tác quốc phòng –    an ninh.
–    Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ sở về kinh tế, thị trường, tài chính-    tiền tệ, quản trị kinh doanh.
–    Hiểu và trình bày được những kiến thức chuyên môn về kế toán doanh nghiệp sản xuất, đồng thời tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu về kế toán để tác nghiệp theo yêu cầu công việc và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành kế toán.
+ Kỹ năng:
–    Lập, tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý được chứng từ kế toán.
–    Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán (tổng hợp, chi tiết); lập các báo cáo kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất.
–    Sử dụng thành thạo một số phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng trên máy vi tính.
–    Tổng hợp và phân tích số liệu kế toán phục vụ cho công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp.
–    Một số kỹ năng khác: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng ngoại ngữ (nghe, nói, đọc, viết) ở trình độ căn bản; kỹ năng soạn thảo văn bản; sử dụng máy tính…
+ Thái độ nghề nghiệp:
–    Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỉ mỉ, chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm công việc kế toán được giao ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi học xong chương trình, học sinh có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
–    Số lượng môn học, mô đun: 29
–    Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1.830 giờ
–    Khối lượng các môn học chung /đại cương: 210 giờ
–    Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.620 giờ
–    Khối lượng lý thuyết: 600 giờ; Thực hành, thực tập: 1.230 giờ
–    Thời gian khóa học:  2 năm

3. Nội dung chương trình: Tùy theo mỗi năm học mà trường chọn một số môn để học sinh học tập
a) Các môn học chung/đại cương
–    Chính trị
–    Pháp luật
–    Giáo dục thể chất
–    Giáo dục Quốc phòng và An ninh
–    Tin học
–    Tiếng Anh
b) Các môn học, mô đun chuyên môn 
b1. Môn học, mô đun cơ sở
–    Kinh tế chính trị
–    Luật kinh tế
–    Tài chính – Tiền tệ
–    Nguyên lý thống kê
–    Nguyên lý kế toán
–    Soạn thảo văn bản
–    Kinh tế vi mô
–    Marketing
–    Kinh tế quốc tế
–    Quản trị học
b2. Môn học, mô đun chuyên môn
–    Thuế Nhà nước
–    Tài chính doanh nghiệp
–    Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (HP1)
–    Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (HP2)
–    Phân tích tài chính doanh nghiệp
–    Tổ chức công tác kế toán
–    Kiểm toán căn bản
–    Kế toán máy
–    Đặc điểm Kế toán tài chính doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ
–    Bảo hiểm
–    Thị trường chứng khoán
b3. Thực tập

–    Thực tập kế toán thủ công
–    Thực tập kế toán máy
–    Thực tập tốt nghiệp

c) Thi tốt nghiệp
–    Người học phải học hết chương trình đào tạo Kế toán doanh nghiệp thì sẽ đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp.
–    Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm 3 môn: Chính trị, Lý thuyết tổng hợp, Thực hành nghề nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *